-
-
-
Tổng cộng:
-
05 nguyên nhân và cách điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả
Thoái hóa khớp gối gây nên nỗi ám ảnh, khó chịu đối với nhiều người, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và khả năng vận động linh hoạt bình thường. Vậy, nguyên nhân thoái hóa khớp gối là do đâu, cách phòng ngừa thoái hóa khớp là như thế nào và nếu đã mắc thoái hóa khớp thì cách điều trị sẽ ra sao? Hãy cùng GENEWORLD tìm hiểu về thoái hóa khớp gối trong bài viết dưới đây nhé.
Thoái hóa khớp gối là gì
Thoái hoá khớp gối là căn bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên căn bệnh này thường diễn tiến âm thầm nên rất khó phát hiện.Thoái hóa khớp gối là hiện tượng lớp đệm tự nhiên giữa các khớp (sụn) bị mài mòn, trở nên sần sùi và mỏng manh.
Khi tình trạng này xảy ra, xương giữa các khớp cọ xát vào nhau mà không có lớp đệm tự nhiên dày, gây nên tình trạng đau, sưng cứng khớp, giảm khả năng đi lại vận động và có thể hình thành gai xương ở vùng đầu gối.
Nguyên nhân thoái hóa khớp gối
Các nguyên nhân thoái hóa khớp gối phổ biến có thể kể đến như:
Cân nặng: Thừa cân béo phì là nguyên nhân chủ quan cần kể đến đầu tiên. Khi cân nặng quá khổ, bộ khung xương chống đỡ cơ thể cần làm việc cực nhọc hơn, làm tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt làm khớp gối. Một nghiên cứu chỉ ra, khi tăng cân 0.45kg, trọng lượng khớp gối phải chịu là 1.35 - 1.8 kg.
Tuổi tác: Tuổi tác càng cao, quá trình tổng hợp của sụn khớp càng suy giảm, tế bào sụn cũng không còn khả năng sinh sản và tự tái tạo nên song song với tuổi cao các khớp cũng sẽ nhanh chóng bị thoái hóa.
Di truyền: Rất nhiều bệnh có yếu tố di truyền, thoái hóa khớp cũng thế. Thoái hóa khớp có thể có trong các đột biến di truyền khiến cho xương bao quanh khớp gối có hình dạng bất thường, khả năng cao thoái hóa khớp ngay từ khi còn trẻ.
Lao động vất vả: Với những nghề nghiệp đặc thù phải đứng, cúi nhiều, mang vác thường xuyên làm cho bộ xương chống đỡ hoạt động với áp lực nặng hơn, có nguy cơ thoái hóa khớp rất cao.
Các chấn thương/ bệnh cơ xương khớp: Những người từng chịu chấn thương như đứt dây chằng gối, nứt xương gối, vỡ xương bánh chè... hay bị bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị thoái khớp.
Ai có nguy cơ thoái hóa khớp gối
Dựa vào nguyên nhân thoái hóa khớp, GENEWORLD có thể chỉ ra một số đối tượng có nguy cơ thoái hóa khớp gối như:
- Người già, người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ
- Người lao động nặng nhọc, thường xuyên phải mang vác, đứng nhiều
- Người có tiền sử bệnh hoặc chấn thương liên quan đến khớp gối
- Người có thể trạng thừa cân, béo phì, tăng cân mất kiểm soát
Cách phòng chống/ điều trị thoái hoá khớp
Thoái hóa khớp gây nên nhiều khó chịu cho người bệnh, để phòng và điều trị thoái hóa khớp, bạn cần:
- Chủ động kiểm soát cân nặng, hạn chế các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, xây dựng chế độ ăn khoa học lành mạnh
- Tập thể dục thường xuyên, nâng cao sức khỏe, dẻo dai xương khớp
- Massage, xoa bóp xương khớp đều đặn hàng ngày
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, phát hiện thoái hóa khớp sớm để giảm thời gian đau, nâng cao hiệu quả điều trị
- Đối với những người mắc thoái hóa khớp gối, có rất nhiều phương pháp không dùng đến thuốc như châm cứu, điện châm, thủy châm, PRP, cấy chỉ, hoặc phẫu thuật thay khớp...
Trong đó, phương pháp PRP cấy huyết tương giàu tiểu cầu vào vùng xương khớp cần điều trị là phương pháp an toàn, kinh tế và cho hiệu quả tích cực. Tiêm PRP khớp gối được các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa khuyên thực hiện.
Thông qua bài viết này, GENEWORLD hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về thoái hóa khớp gối, nguyên nhân, đối tượng, cách phòng và điều trị thoái hóa khớp hiệu quả. Để tìm hiểu thêm về căn bệnh này cùng phương pháp tiêm PRP khớp gối, liên hệ 028 2228 9095 để biết thêm thông tin chi tiết.